Lịch sử Quốc_hội_Nhật_Bản

Quốc hội lập pháp hiện đại đầu tiên của Nhật Bản là Đế quốc Nghị hội (帝国議会, Teikoku-gikai?) được thành lập theo Hiến pháp Minh Trị có hiệu lực từ 1889-1947. Hiến pháp Minh Trị được ban hành ngày 11/2/1889 và Đế quốc Nghị hội tổ chức phiên họp đầu tiên ngày 29/11/1890. Nghị hội gồm 2 viện là Chúng Nghị viện (Hạ viện) và Quý tộc viện (貴族院, Kizoku-in?) (Thượng viện). Chúng Nghị viện được bầu trực tiếp, nhưng hạn chế trong bầu cử; tới năm 1925 cho phép phổ thông đầu phiếu là nam giới. Quý tộc viện được thiết chế tương tự Viện Quý tộc của Anh bao gồm các quý tộc cao cấp.

Từ "Diet" bắt nguồn từ latin và chỉ chung các Hội đồng của Đế chế La Mã thần thánh. Hiến pháp Minh Trị được dựa theo chủ yếu từ chế độ quân chủ lập hiến của Phổ trong thế kỷ XIX, và "Diet" được mô hình hóa thành Reichstag và 1 phần hệ thống Westminster của Anh. Không giống với Hiến pháp sau thế chiến, Hiến pháp Minh trị quy định đặc quyền cao cấp của Thiên Hoàng, mặc dù theo thức tế quyền lực Thiên Hoàng được các Genrō (nguyên lão) tham vấn.

Để trở thành luật hoặc bộ luật cần có sự chấp thuận của 2 viện và Thiên Hoàng. Thiên Hoàng có quyền phủ quyết mọi luật hoặc bộ luật nếu ông cảm thấy không vừa ý. Thiên Hoàng có quyền lựa chọn Thủ tướng (Tổng lý) và Nội các, vì vậy Thủ tướng không được lựa chọn và nhận được sự tín nhiệm của Nghị hội. Nghị hội cũng bị giới hạn trong việc kiểm soát ngân sách. Nghị hội có quyền phủ quyết ngân sách hàng năm, nếu ngân sách không được phê chuẩn ngân sách của năm trước vẫn tiếp tục có hiệu lực. Điều này được thay đổi sau thế chiến II.

Hệ thống đại diện tỷ lệ cho Tham Nghị viện được đề xuất năm 1982, được coi là cuộc cải cách bầu cử lần đầu tiên sau chiến tranh.